Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Thông tin trang trại

Đây chỉ mới là dự án trang trại bồ câu với quy mô lớn sẽ đi vào xây dựng cuối năm 2014
và sẽ cho ra sản phẫm vào đầu năm 2015
mọi chi tiết thông tin mới nhất sẽ được cập nhật tại địa chỉ:     http://xuandungyt.blogspot.com/
liên hệ :    xuandungyt@gmail.com

Mong nhận được sự ủng hộ của các bạn
Thân mến..!!

Lồng chim bồ câu kiểu 2

  • Lồng chim giá cực rẻ tại hà nội 
  • Kích thước : 1mx50x45. "Dài * rộng * cao"
  • Trọng lượng : 3.5kg
  • Làm bằng thép mạ kẽm.
  • Độ rộng các thanh sắt là 4cm
  • Giá : Đang cập nhật

-Ưu điểm : được làm bằng thép mạ kẽm, độ bền tốt, độ rộng các thanh sắt là 4 cm có thể tránh được mèo. Giá thành rẻ
-Nhược điểm : không tránh được chuột, rất dễ bị chuột ăn trứng.

Lồng chim bồ câu kiểu 1


  • Kích thước : 1mx50x45. "Dài * rộng * cao"
  • Trọng lượng : 4.5kg
  • Làm bằng thép mạ kẽm.
  • Độ rộng các thanh sắt là 1.8cm
  • Giá: đang cập nhật.....

-Nhược điểm : không thấy khách hàng phản hồi về nhược điểm của loại này.

Chim bồ câu 2 đến 3 tháng tuổi

-
 Chim bồ câu giống được chúng tôi chọn lọc kỹ, bà con nông dân có thể yên tâm, loại này chưa ghép đôi , đã được phòng bệnh .
- Uy tín, Chất Lượng, Giá Thành ,được đặt lên hàng đầu.

Giá: đang cập nhật...

Chim bồ câu 1.5 đến 2 tháng tuổi

           
 Chim bồ câu giống được chúng tôi chọn lọc kỹ và tim phòng đầy đủ, 
bà con nông dân có thể yên tâm
- Uy tín, Chất Lượng, Giá Thành ,được  đặt lên hàng đầu.

Giá: Đang cập nhật.....

Bồ câu ra ràng

Bồ câu ra ràng là bồ câu được 20-30 ngày tuổi 
trọng lương cơ thể từ 500g-->600g
Giá: đang cập nhật....

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

XIN GIỚI THIỆU VỚI BÀ CON 11 MÓN ĂN NGON – BỔ DƯỠNG TỪ CHIM BỒ CÂU


Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành 4 nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong đó, chỉ có bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phẩn). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Tuệ Tĩnh còn nêu tên khác của chim bồ câu là gia cưu hay phi nô và làm thuốc dùng thứ lông trắng thì tốt.
Thịt chim: Chứa 22,14% protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng. Người uống được rượu, hằng ngày ăn thịt chim tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt.
Thịt chim bồ câu trống: Trong thịt chim bồ câu trống có nhiều protein, chất béo, canxi, magiê, hoóc môn sinh dục nên là thức ăn bổ thận, tăng cường chức năng sinh dục. Lấy 1 con bồ câu trống trắng, bỏ nội tạng, cho 50 g câu kỷ tử, 50 g nhục thung dung, đun chín để ăn. Ăn nhiều lần mới có kết quả như ý.
Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, lấy chim bồ câu non 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).
Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị lại là thức ăn ngon, vị thuốc bổ, rất tốt cho mọi lứa tuổi.
Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc.
Một số món ăn thông dụng chế biến từ chim Bồ câu:
-         Cháo chim câu
-         Chim câu quay dội
-         Chim thuôn hành răm
-         Chim câu nấu măng
-         Chim câu hầm cốm
-         Chim câu hầm dừa
-         Chim câu nấu đậu hộp (Pigeons aux petits pois)
-         Chim câu tần cốm
-         Chim câu nướng lá chanh
-         Chim câu quay mật ong
……………
1/ BỒ CÂU QUAY DA DÒN

VẬT LIỆU
-         2 con bồ câu, làm sạch, để ráo
-         1 gói ngũ vị hương
-         Mật ong, muối, đường, xì dầu, tiêu
CÁCH LÀM
Pha hỗn hợp gồm: muối, đường, mật ong, xì dầu , tiêu
Thoa đều gia vị bên ngoài và trong bụng bồ câu, để khoảng 2 giờ cho ngấm gia vị
Có hai cách thực hiện:
Cách 1:
Cho bồ câu đã ướp vào lò, quay cho đến khi da bồ câu giòn và vàng đều
Cách 2:
Hấp chín bồ câu, vớt ra để nguộị. Dầu sôi, xối lên mình bồ câu cho đến khi da vàng đều (trước khi hấp quấn vào nilon (foodservice film) đến khi chiên hoặc cho vào lò quay không bị teo)
THƯỞNG THỨC:
Khi dùng, chặt bồ câu làm tư, xếp ra đĩa, trang trí rau mùi tây và vài quả cà chua nhỏ
Dùng nóng với cơm nóng hoặc bánh mì
Dọn kèm với dưa chuột, đồ chua và tương ớt.
2/ BỒ CÂU CHIÊN GIÒN

VẬT LIỆU:
5 con chim bồ câu (từ châu Á, Âu, Mỹ , Úc, Phi ) (mua loại làm lông trụi lũi rồi đó nha)
1 muỗng café bột ngũ vị hương
1 muỗng café bột ngọt (hổng thích thì miễn)
1 muỗng café đường
1 muỗng café muối
1 muỗng café tiêu xay
2 muỗng café tỏi xay hay bầm nhỏ
1 muỗng canh dầu hào (oyster sauce)
1 muỗng canh xì dầu (light soy sauce)
1 muỗng canh mật ong
2 cups bột mì trộn với tí xíu muối
1 lít dầu để chiên
CÁCH LÀM:
Chim bồ câu lật ngửa banh ra chặt dọc làm đôi, lấy sạch lòng phía trong rồi rửa nước, xong để cho ráo nước bỏ vào trong thau.
Bỏ tất cả gia vị kể trên vào thau, trộn cho thấm đều rồi bọc clingwrap để trong tủ lạnh khoảng 5-6 tiếng cho thật thấm.
Đổ dầu vào chảo, để lửa vừa đợi cho dầu nóng. Đổ bột mì vào trong hộp nhựa hay trong 1 cái dĩa cạn (chỉ để khoảng nửa hộp, khi cạn thì mới thêm bột). Cầm miếng chim bồ câu ịn vô bột, ịn cho đều cả hai bên rồi thả vào chảo chiên khoảng 2-3 phút mới trở qua mặt kia. Tiếp tục ịn bột mấy miếng chim bồ câu khác rồi thả vô từ từ. Khi thấy chim bồ câu chín vàng thì gắp ra để trên giấy thấm (kitchen paper towel) cho ráo dầu. Sắp ra dĩa có lót cải xà-lách, ăn nóng cho giòn. Có thể pha chút muối tiêu chanh để chấm.
3/ CHÁO CHIM BỒ CÂU ĐẬU XANH

NGUYÊN LIỆU
2 con bồ câu
100gr gạo dẻo
50gr đậu xanh
100gr nấm rơm
2 lít nước dùng gà
Hành tây, hành ngò, muối, tiêu
THỰC HIỆN
Bằm nhuyễn bồ câu lẫn cả thịt và xương, chỉ chừa lại cánh và đầu. Ướp bồ câu với một chút muối, tiêu, hành tím bằm để cho thấm.
Cho gạo vào nước dùng gà nấu sôi lên rồi mới cho đậu xanh đã ngâm mềm và nấm vào nấu lửa vừa cho chín.
Chuẩn bị một ít rau nêm: Hành tây cắt thật mỏng, hành ngò cắt nhuyễn.
Khi cháo đã chín, cho thịt bồ câu đã ướp vào nấu sôi lại. Nêm thêm một chút muối cho vừa ăn. Khi đãi tiệc có thể dọn lên nồi lẩu, khi ăn sẽ cho bồ câu vào sau. Cuối cùng cho hành ngò và hành tây lên trên, rắc thêm 1 ít tiêu.
Bồ câu ra ràng hầm cháo đậu xanh với hạt sen đã bổ, lại thêm vị mát của đậu xanh, mùi thơm của hạt sen khiến cho món ăn rất hấp dẫn. Đến đây, thực khách có thể chọn số lượng bồ câu với 3 món chính là nấu cháo, quay và rô-ti.
Thịt bồ câu rất bổ dưỡng, nhất là chim non mới ra ràng. Theo y học Trung Hoa thì thịt bồ câu có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh rất tuyệt vời cho những cặp vợ chồng mới cưới mong con.
Muốn có nồi cháo ngon phải có can đảm đập hay bẻ cổ bồ câu non. Làm như vậy máu và dưỡng chất được giữ lại nên thịt sẽ ngon ngọt hơn nhưng màu thì hơi bầm. Sau đó làm sạch, cho thêm gạo rang, đậu xanh vào soong, đổ nước nấu cháo. Cháo gần nhừ, cho thêm hạt sen vào nấu cho chín tới. Vớt thịt ra, xé nhỏ cho lại vào cháo.
4/ BỒ CÂU NHỒI CỐM XANH
VẬT LIỆU VÀ THỰC HÀNH
Chọn bồ câu vừa ra ràng. Tùy chim lớn nhỏ, cứ tính mỗi con chim khoảng 350 – 400gr cần ¼ lít nước dùng heo, gà.
Chim làm sạch và chỉ mổ khoét lỗ nhỏ ở bụng dưới để ráo, để nguyên con, chặt bỏ cẳng chân. Hỗn hợp gia vị cho mỗi kí lô thịt: 1,5 muỗng cà phê muối + 1 muỗng súp hành tím băm + ½ muỗng cà phê tiêu .
Chà xát gia vị trong ngoài thân chim để qua 30 phút. Gan và tim cắt nhỏ để riêng.
Lưu ý: Không dùng tỏi và rượu trong món này vì tỏi và rượu sẽ làm át mùi thơm của cốm.
Phụ gia để nhồi tùy vào chim lớn nhỏ cho nên cứ làm dư hỗn hợp này để sử dụng. Phần phân lượng chỉ dùng làm đơn vị ban đầu bằng cỡ chén ăn cơm thông thường:
-         Nửa chén 50 hột sen khô, nấu chín mềm.
-         2/3 chén cốm xanh, mềm, vo sạch để ráo.
-       1/3 chén nấm mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, cắt bỏ gốc rể, băm nhỏ với tim gan chim .
-         ½ muỗng súp hành tím băm nhỏ
-         1/3 muỗng cà phê muối.
Trộn đều hỗn hợp, nhồi vào đầy bụng chim, dùng kim chỉ hoặc tăm gỗ nhọn gài kín lại, chiên với chảo nhiều dầu cho vàng đều.
Phụ gia để nấu kèm 1 con chim cần : 5 lát củ sen cắt lát mỏng, 5 trái táo tàu tàu khô loại đen đỏ gì cũng được, 10 cọng kim châm ngâm nước cho mềm, thắt gút giữa.
Sắp chim đã chiên vào nồi, châm nước dùng vào hầm nhỏ lửa, lượng nước hầm vừa sấp ngang mặt thịt, nấu khoảng 15 phút sau khi nước sôi thả củ sen, táo tàu, kim châm vào. Để sôi lại cho đến khi chim vừa mềm, nước còn khoảng 1/3 thân chim là vừa. Thời gian nấu cho chín mềm còn tùy vào chất lượng thịt bồ câu mà bạn đã mua được nhưng luôn phải canh vừa lửa kẻo nước cạn mà chim vẫn chưa mềm hoặc đừng để cho thịt mềm rục quá món ăn sẽ không ngon.
Dọn mỗi khẩu phần một con chim với lượng táo, củ sen.đã chia. Dọn kèm muối tiêu.
Món ăn đạt yêu cầu là khi xé thịt chim ra phải thơm mùi hương cốm.
Nói thêm: Bạn có thể làm món ăn này một cách giản dị là sau khi uớp gia vị, nhồi vào bụng chim đầy cốm xanh, gài kín lại, châm nước dừa ngọt hoặc nước sôi cũng được, nấu cho chín chim, bạn sẽ có một món ăn thuần túy hương vị cốm xanh và thịt thim theo cách làm dân dã của nhiều người Bắc VN. Tuy nhiên cách làm này chỉ ngon khi có cốm thật tươi vừa mới làm ra khoảng trong 2 tuần lễ trở lại, vốc lên ngửi còn có mùi thơm. Cốm khô để lâu chất lượng sẽ giảm đi, chính vì vậy mà người ta hay cho thêm các thực phẩm phụ như hột sen, củ sen… để món ăn có thêm vị thơm ngọt.
Sau cùng, thị trường trong và ngoài nước đều có một số thương hiệu cốm khô ở dạng đóng gói, có tẩm ướp hương liệu cốm nhân tạo. Các bạn nên lưu ý đều này vì cốm khô mà tẩm ướp có mùi thơm rất gắt chứ không dịu, khi nấu xong, với tác dụng nhiệt, mùi thơm này sẽ bay mất hết và để lại mùi mốc ngai ngái. Còn màu xanh thật của cốm luôn có ửng sắc vàng lạt, nấu xong hột cốm vẫn vậy còn cốm khô nếu có tẩm màu xanh lá cây sậm thì nấu xong nhìn màu món ăn rất là… giả dối!
5/ BỒ CÂU NẤU BIA
Hương bia thơm nồng, ngon mềm.
NGUYÊN LIỆU:
-         1 con bồ câu sữa
-         ½ chai bia
-         20g rượu
-         15g bột ngọt
-         15g muối
-         1g lá thơm
-         1g cam thảo
-         5g gừng
-         5g hành
CÁCH LÀM:
Ngâm bồ câu trong nước, rửa sạch rồi cho vào nồi, kế đó cho gừng, hành, rượu, lá thơm, cam thảo vào nồi bồ câu nấu trên lửa nhỏ 2 phút rồi vớt ra thố; cho muối, bột ngọt, bia vào thố bồ câu ướp khoảng 1 giờ rồi chặt bồ câu thành miếng xếp ra đĩa.
6/ BỒ CÂU CUỐN MỠ CHÀI
NGUYÊN LIỆU:
2 con bồ câu
50gr củ hành, 1 tủ tỏi
½ muỗng ngũ vị hương
1 muỗng rượu trắng
50gr đậu phộng
150gr thịt ba rọt
Gia Vị
Mỡ chài, muối đường, ớt.
CÁCH LÀM:
Bồ câu làm lông thui sạch cho lên thớt lóc lấy thịt ướp ngũ vị
hương, tiêu, muối
Củ hành, tỏi lột vỏ bằm nhỏ với ớt
Mỡ chài lặt sạch lông rửa sạch để cho ráo nước
Thịt ba rọi bỏ da xắt miếng mỏng
Cho thịt, củ hành, tỏi vô trộn đều với thịt bồ câu và rượu trắng để khỏang mười phút cho thấm
Lấy cây lụi cứ một miếng thịt bồ câu thì một miếng ba rọi cho vào trong miếng mỡ chài với thịt đem chiên vàng
Đem ra dĩa cho đậu phộng rang giã nhỏ lên trên
Lời dặn : Dùng nóng
6/ BỒ CÂU XỐT XÍ MUỘI
NGUYÊN LIỆU:
Một con bồ câu lớn, làm sạch, để khô
Xí muội, bỏ hạt, băm nhỏ
Củ hành tây, tỏi vắt lấy nước cốt
Nhánh gừng gọt vỏ, băm nhừ
Ớt sừng
Nước mắm, hạt nêm, mật ong, đường, giấm, dầu ăn, nước tương.
Rau xà lách
CÁCH LÀM:
Ướp bồ câu với hạt nêm, nước tương, dầu ăn, mật ong, nước cốt hành tây, tỏi, khoảng 1 giờ. Sau đó chiên vàng.
Làm nước xốt: Xào thơm hành tây, tỏi, cho xí muội vào, thêm một ít nước sôi.
Nêm nước mắm, hạt nêm, đường, giấm, nếm có vị chua, ngọt, mặn là được. Tiếp tục đun sôi, nước xốt hơi sánh, cho gừng, ớt vào.
Chặt bồ câu làm tư, tưới nước xốt xí muội lên trên.
Món này dùng nóng với rau xà lách rất ngon.
7 / BỒ CÂU NƯỚNG VÀ CƠM TRỘN
NGUYÊN LIỆU:
+ 1 con bồ câu lớn
+ 2 chén cơm trắng
+ 50ml nước cốt dừa
+ 50g đậu Hà Lan hột luộc chín
+ Ớt đỏ
+ Ngò, hành lá, tỏi, cần tây ( tất cả băm nhỏ )
+ Muối, tiêu, đường, dầu ăn
CÁCH LÀM:
+ Bồ câu làm sạch, để ráo.
+ Trộn hành, ngò, tỏi, cần tây với muối, đượng dầu ăn. Ướp hỗn hợp trên vào mình bồ câu, để khoảng 1 giờ cho thấm. Nướng vàng.
+ Cho một chút dầu ăn vào chảo, đảo cơm cho nóng, cho nước cốt dừa, nêm một chút muối; sau cùng trộn đậu Hà Lan hột và ớt cắt nhỏ vào cơm.
+ Cho cơm vào bát ấn chặt, úp ra đĩa. Xếp thịt bồ câu bên cạnh; dọn kèm xì dầu, ớt.
8/ BỒ CÂU XÀO LĂN
NGUYÊN LIỆU:
1 con bồ câu
2 tép tỏi
2 củ sả
1 trái ớt
dầu ăn, đường, muối, đậu phụng, rau om, bột cà ri
nước mắm
bánh phồng tôm chiên hay bánh tráng nướng
CÁCH LÀM:
Bồ câu nhổ lông, moi ruột, rửa sạch xong bằm nhuyễn cả xương lẫn thịt. Bằm nhuyễn sả, hành, tỏi. Đậu phụng rang chín xong giã nhỏ nhưng đừng nát vụn.
Bắc chảo dầu lên bếp nóng. Khi dầu sôi, cho hành, tỏi, sả bằm nhuyễn ở trên vào, xào cho thơm. Xong cho thịt bồ câu bằm nhuyễn vào xào cùng bột cà ri. Nêm nước mắm, tiêu, đường cho vừa ăn. Khi thịt chín tới, cho đậu phụng rang vào rồi xúc thịt ra đĩa.
Rắc rau om đã rửa sạch thái nhỏ lên mặt. Món này ăn nóng với bánh phồng tôm chiên hay bánh tráng (đa) nướng.
9/ BỒ CÂU QUAY SỐT GIẤM
Xếp bồ câu ra đĩa, rưới sốt giấm xung quanh. Món này dùng nóng rất ngon.
Nguyên Liệu:
-         1 con chim bồ câu.
-         ½ thìa súp ngũ vị hương.
-         30gr hành tây.
-         3ogr hành lá.
-         1 thìa cà phê đường cát.
-         ½ thìa muối.
-         ½ thìa hắc xì dầu.
-         30ml sốt giấm balsamic.
-         1 ít dầu ăn.
Thực Hiện:
-         Làm sạch bồ câu, rửa sạch, để ráo nước, ướp với ngũ vị hương, hành tây thái sợi, hành lá thái nhỏ, đường, muối, hắc xì dầu, để khoảng 1 giờ cho thịt ngấm đều gia vị.
-         Đun nóng dầu, thả bồ câu vào quay vàng giòn đều các mặt, lấy ra để ráo dầu.
10/ BỒ CÂU QUAY MẬT ONG
Lâu nay, món bồ câu quay thường có trong thực đơn ở các nhà hàng sang trọng, muốn mua về cũng chẳng biết mua ở đâu. Với bồ câu làm sẵn bán ở các chợ và theo hướng dẫn của bếp trưởng nhà hàng Việt Nam Food (218 Lê Lai, Q1), các bạn có thể tự làm lấy món bồ câu quay mật ong để thết đãi người thân, bạn bè trong bữa tiệc gia đình cuối tuần. Nào! Mời các bạn vào bếp với anh Huỳnh Tấn Trạng, cùng làm thử món ăn cao cấp và tưởng như khó chế biến này nhé!
Nguyên liệu:
Bồ câu làm sẵn nguyên con: 2 con,
1 muỗng canh mật ong;
1 gói tai vị, quế hồi, thảo quả pha nước;
dầu ăn; ½ củ gừng.
Gia vị: bột nêm, muối, tiêu, chanh.
Ít rau xà lách, cà rốt, ớt trái chín đỏ.
Cách làm:
Bồ câu rửa sạch, ướp với ½ muỗng muối + tiêu khoảng 5 phút. Cho tai vị, quế hồi, thảo quả vô nồi, đun sôi, thêm gừng, nêm với chút muối, bột nêm, để nguội. Trước khi chiên, nhúng chim bồ câu vào nước hỗn hợp trên và cho vào thêm muỗng mật ong. Đổ dầu vào chảo, thả chim bồ câu (cho ngập dầu), chiên nhỏ lửa, khi thấy da căng và có màu nâu vàng là được.
Trình bày:
Với rau xà lách làm nền, đặt bồ câu lên trên, trang trí bằng cà rốt tỉa hoa, xắt vài lát ớt xếp thêm quanh đĩa cho đẹp. Bồ câu quay mật ong ăn nóng, chấm muối tiêu chanh.
11/ BỒ CÂU SỐT ME
Nguyên liệu
-         1 con bồ câu khoảng 200gr.
-         1 thìa cà phê bột nêm.
-         ½ thìa cà phê tiêu.
-         2 thìa súp nước me.
-         1 thìa cà phê đường.
-         ½ thìa cà phê tỏi xay.
-         2 thìa cà phê nước mắm.
-         Rau xà lách, dầu ăn, chanh
Cách làm
- Làm sạch bồ câu, dùng nhíp nhổ sạch phần lông con. Sau đó, ướp thịt với một nửa bột nêm và tiêu khoảng 15 phút cho thấm.
- Chiên vàng bồ câu trong chảo nhiều dầu, vớt ra, để ráo. Có thể để trên giấy thấm để hút hết phần dầu thừa.
- Phi tỏi. Cho me vào, xào đều cùng bột nêm, đường, nước mắm. Xào đến khi nước me có độ sánh vừa là được

Bồ câu chiên giòn

Thịt chim: Chứa 22,14% protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng. Người uống được rượu, hằng ngày ăn thịt chim tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt.
VẬT LIỆU:


5 con chim bồ câu (từ châu Á, Âu, Mỹ , Úc, Phi ) (mua loại làm lông trụi lũi rồi đó nha)

1 muỗng café bột ngũ vị hương

1 muỗng café bột ngọt (hổng thích thì miễn)

1 muỗng café đường

1 muỗng café muối

1 muỗng café tiêu xay

2 muỗng café tỏi xay hay bầm nhỏ

1 muỗng canh dầu hào (oyster sauce)

1 muỗng canh xì dầu (light soy sauce)

1 muỗng canh mật ong

2 cups bột mì trộn với tí xíu muối

1 lít dầu để chiên

CÁCH LÀM:

Chim bồ câu lật ngửa banh ra chặt dọc làm đôi, lấy sạch lòng phía trong rồi rửa nước, xong để cho ráo nước bỏ vào trong thau.

Bỏ tất cả gia vị kể trên vào thau, trộn cho thấm đều rồi bọc clingwrap để trong tủ lạnh khoảng 5-6 tiếng cho thật thấm.

Đổ dầu vào chảo, để lửa vừa đợi cho dầu nóng. Đổ bột mì vào trong hộp nhựa hay trong 1 cái dĩa cạn (chỉ để khoảng nửa hộp, khi cạn thì mới thêm bột). Cầm miếng  bồ câu ịn vô bột, ịn cho đều cả hai bên rồi thả vào chảo chiên khoảng 2-3 phút mới trở qua mặt kia. Tiếp tục ịn bột mấy miếng bồ câu khác rồi thả vô từ từ. Khi thấy bồ câu chín vàng thì gắp ra để trên giấy thấm (kitchen paper towel) cho ráo dầu. Sắp ra dĩa có lót cải xà-lách, ăn nóng cho giòn. Có thể pha chút muối tiêu chanh để chấm.
- See more at: http://chimbocau.vn/xem-tin-tuc/829/bo-cau-chien-gion.html#sthash.qJojDzBk.dpuf

CHÁO CHIM BỒ CÂU ĐẬU XANH

Thịt chim bồ câu là thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người ốm và đặc biệt còn tốt cho cả các sản phụ. Khi nấu cháo bồ câu đậu xanh cần chọn mua chim bồ câu đang ra ràng là tốt nhất, vì lúc ra ràng thịt chim bồ câu rất ngọt và mềm, rất lý tưởng. Vài bước chế biến đơn giản, bạn đã có món cháo bồ câu thơm ngon, bổ dưỡng đúng phong cách của các đầu bếp Nhà hàng Quá Ngon.
Nguyên liệu:
- Bồ câu ra ràng ( non mới mọc lông tơ ): 2 con làm sạch
- Đậu xanh cà vỏ: 50g
- Gạo nếp: 50g
- Gạo: 50g
- Hành lá, ngò rí…
- Hạt nêm, bột ngọt, tiêu…
Nguyên liệu làm cháo bồ câu đậu xanh
Chế biến
Bước 1: Bồ câu làm sạch lóc bỏ thịt bằm nhuyễn xương để riêng vào nồi nấu cháo.
Bước 2: Nấu cháo với gạo + nếp – đậu xanh và xương bồ câu cho mềm. Sau đó phi hành tím cho thơm xáo thịt bồ câu bằm cho săn lại nêm thêm ít gia vị: hạt nêm, bột ngọt, tiêu, đường.
Cách nấu cháo bồ câu bổ dưỡng !!!
Bước 3: Cho thịt xào vào cháo đã nấu xong nêm lại cho vừa ăn là được.
Dùng chung với giá sống – hành lá sắt nhuyễn cắt sợi hoặc bằm nhuyễn.

Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ

 - Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.

Đang có cuộc sống khá giả chốn thị thành, bà Xuân quyết định bỏ về quê nuôi bồ câu lai Pháp. “Ngày trước gia đình tôi sống ở Đà Nẵng, thu nhập cũng ổn định với lương giáo viên của tôi và lương bác sĩ của chồng. Thế nhưng sống ở thành phố lâu năm thấy ồn ào nên vợ chồng quyết định về quê mua đất định cư và thực hiện dự án nuôi bồ câu lai Pháp ấp ủ bấy lâu nay”- bà Xuân cho biết.

Về Quảng Nam, vừa cất xong căn nhà, bà mua đất, cho san lấp mặt bằng, xây dựng trang trại nuôi bồ câu từ Nha Trang chở ra. Ban đầu chưa rành rỏi với nghề nuôi bồ câu lai nên bà chỉ nuôi thử nghiệm 150 cặp. Sau 1 tháng, thấy bồ câu phát triển tốt, sinh đẻ đều, giá thị trường lại cao (80 – 85 nghìn đồng/cặp), bà quyết định tăng số lượng nuôi.

Bà Xuân bên trang trại bồ câu Pháp.
Bà Xuân bên trang trại bồ câu Pháp.

Bà quyết định nhân giống bồ câu thay vì phải nhập bồ câu giống từ nơi khác. Sau gần 3 năm vừa nhân giống vừa bán lẻ tẻ, số lượng bồ câu của gia đình bà Xuân đã lên 3.000 cặp. Trung bình cứ 3 tháng cho xuất chuồng 1 lần, mỗi lần xuất 6.000 cặp. Giá bồ câu dao động 80.000 đồng/cặp bồ câu thịt, 200.000 – 250.000 đồng/cặp bồ câu giống, bà thu về trên 160 triệu đồng/tháng. Thu nhập cứ tăng dần lên, hiện nay là khoảng 2 tỷ đồng/năm.

“Nuôi bồ câu lai của Pháp không khó, chỉ cần chăm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh các tác nhân xấu từ môi trường. Tôi cũng chỉ học cách nuôi bồ câu qua mạng và thấy nuôi bồ câu lai Pháp nhanh hơn bồ câu ta nửa tháng” - bà Xuân chia sẻ thêm.

Giờ đây, khi nhìn lại cơ ngơi ngày một ăn nên làm ra của mình, bà Xuân vẫn khẳng định chắc chắn một điều rằng: “Làm giàu không nhất thiết phải ở thành phố, nếu ở nông thôn mà chọn hướng đi đúng đắn vẫn còn thể vươn lên làm giàu”.

Bà con có thể liên hệ để được tư vấn miễn phí, học cách chăn nuôi bồ câu hiệu quả của bà Xuân qua số điện thoại: 0977.140.427.

Cử nhân làm giàu nhờ nuôi chim bồ câu Pháp


Với 300 cặp chim bồ câu Pháp, bình quân mỗi năm anh Thân Ngọc Trí (Thừa Thiên Huế) lãi trên 120 triệu đồng.
Năm 2003, anh Thân Ngọc Trí (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) tốt nghiệp đại học ngành điện. Anh bắt đầu nuôi chim bồ câu Pháp ở quê từ năm 2010. 
Sau khi học tập kỹ thuật nuôi ở một số tỉnh miền Nam và tìm tòi từ sách báo, Trí đầu tư hơn 40 triệu đồng mua 20 cặp giống và xây dựng chuồng. 
Chim bồ câu Pháp
Chưa đầy 2 tháng sau, số bồ câu sinh sản tăng lên 80 cặp. Sau 1 năm, bao giọt mồ hôi đã đổ, số bồ câu tăng lên 300 cặp.
Trí cho biết: 'Sản phẩm bồ câu Pháp vốn được nhiều người ưa chuộng do chất thịt rất thơm ngon, bổ dưỡng nên số lượng nuôi hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu. 
300 cặp chim bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 170 triệu đồng, trừ mọi chi phí lãi trên 120 triệu'.
Nói về tính khả quan của mô hình nuôi bồ câu Pháp, anh Thân Ngọc Trí cho biết: 'Đây thực sự là hướng đi hiệu quả'.
Cụ thể, nguồn thức ăn cho chim rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là các loại gạo, bắp, đậu...
Người nuôi có thể cho ăn thêm thức ăn công nghiệp nhằm tăng cường chất dinh dưỡng để kích thích chim chóng lớn. 
Nguồn thức ăn này được bán rộng rãi ở hầu hết đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. 
Các chỉ số sinh trưởng cho thấy, áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật nuôi, bồ câu Pháp chóng lớn so với bồ câu địa phương và nhiều loại vật nuôi khác.
Chỉ sau khoảng 4 tháng nuôi, chim đến tuổi sinh sản, trọng lượng bình quân mỗi con từ 1 - 1,2kg. 
'Ưu điểm nữa là, chim đẻ liên tục trong năm, vừa ấp nở vừa đẻ trứng, sản phẩm làm đều đặn bán ra thị trường' - anh Trí cho hay.
Làm giàu nhờ bồ câu Pháp

Sau khi thôi giữ chức Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Thọ Sơn (Bù Đăng), ông Võ Xuân Cung thấy mình không kham nổi công việc chăm sóc 10 ha điều vì sức khỏe. Ông suy tính mãi vẫn không ra việc làm phù hợp với tuổi già và có thêm thu nhập giúp vợ con. Mải mê suy nghĩ, ông Cung bước tới cho mấy con bồ câu Pháp đang ăn và tiếng gù gì của chim bồ câu mà gia đình nuôi làm cảnh đã mở ra cho ông một cách làm giàu. Ông Võ Xuân Cung, chủ trang trại nuôi chim bồ câu Pháp ở thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn (Bù Đăng) bộc bạch về cơ duyên làm giàu của mình.  
 LÀM CHƠI ĂN THIỆT
Khi nhắc đến mô hình nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn - ông Cao Ngọc Quang nghĩ ngay đến mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của ông Cung. Ông Quang nói: “Mô hình nuôi chim của ông Cung được nhiều người đến học tập. Hiện khách hàng của ông Cung từ thị trấn Đức Phong lên tới Đắk Nông. Trang trại này không đủ hàng cung cấp cho thị trường. Không ngờ, ông Cung làm chơi mà ăn thiệt”.

Ông Cung giới thiệu kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp - Ảnh: Tấn Phong
Ông Cung cho hay: Ban đầu từ vài con nuôi làm cảnh đến nay ông đã có hơn 200 cặp chim bố mẹ. Nuôi chim bồ câu Pháp không khó. Thức ăn cho loài chim này là cám tổng hợp và gạo lức để tránh bệnh về tiêu hóa. Một đôi chim bố mẹ mỗi năm đẻ 8-10 lứa. Mỗi lứa hai trứng và 17 ngày sau nở có thể bán chim thịt với giá 60 ngàn đồng/con. Một năm thu từ một cặp chim bố mẹ khoảng 400 ngàn đồng sau khi trừ chi phí. Như vậy, mỗi năm gia đình ông Cung thu lợi khoảng 80 triệu đồng. Thị trường chim bồ câu thịt rộng và hút hàng. Có lúc không có nguồn, ông Cung phải đến tận Đắk Lắk, hay về Đồng Nai mua về bán để giữ mối. Không chỉ bán chim thịt, ông Cung còn cung cấp các loại chim giống như bồ câu Pháp, Mỹ và chim lai với bồ câu Việt Nam. Ông sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho những ai quan tâm đến mô hình nuôi chim.
Diện tích nuôi chim của ông Cung chỉ rộng khoảng 70m2, tường xây gạch, mái lợp tôn, nền láng xi măng và số vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu đồng. Yếu tố quan trọng trong xây dựng nơi nuôi chim bồ câu là kín gió nhưng đủ ánh sáng và sạch sẽ. Với 200 đôi chim bồ câu bố mẹ, mỗi ngày ông Cung dành khoảng 3 giờ cho chim ăn và vệ sinh chuồng trại. Khi phát hiện chim có dấu hiệu khác lạ phải xử lý bằng thuốc cho cả đàn để hạn chế sự lây lan bệnh.

DUYÊN CƠ VỚI BỒ CÂU
Khi còn công tác xã hội, ông cũng như nhiều người khác ở Thọ Sơn có thú nuôi chim làm kiểng. Lúc rỗi rãi, mọi người cùng trò chuyện và thi xem chim kiểng của ai khỏe, đẹp và hót hay. Ông Cung không nuôi chào mào hay khướu, sáo... mà chọn nuôi chim trĩ, chim bồ câu Pháp. Khi thôi công tác, ông chọn nuôi chim bồ câu Pháp để kinh doanh. Có được sự thành công trên, ông Cung đã phải lặn lội lên tận Cưmgar (Đắk Lắk), xuôi về Định Quán (Đồng Nai) hay Long An... nơi có nhiều người nuôi chim bồ câu để học hỏi kinh nghiệm.
Ông Cung xây chuồng ban đầu khoảng 30m2 để nuôi thử, khi đàn chim cho kết quả tốt ông mới mở rộng diện tích chuồng trại như hôm nay.
Theo ông Cung, nuôi chim bồ câu Pháp dễ hơn nuôi các loại gia cầm khác và lợi nhuận cao hơn nuôi gà. Bởi bồ câu Pháp có sức đề kháng cao, ít mắc bệnh, thích ứng tốt với điều kiện nuôi nhốt nên không mất nhiều công chăm sóc, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Muốn chim lớn nhanh, khỏe mạnh, không bị bệnh thì mật độ nuôi phải đảm bảo 6-8 con/m2 và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Thức ăn, nước uống cho chim phải sạch sẽ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ định kỳ, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và tối...
Nhiều khách hàng ở tận Tây nguyên, Nam Trung bộ... tìm đến ông mua con giống, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc bồ câu Pháp. Thời gian tới ông sẽ mở rộng quy mô, tăng số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. “Hiện đàn bồ câu Pháp của tôi không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở xã Phú Sơn, nên tôi phải liên kết với các nơi khác để tìm nguồn hàng” - ông Cung chia sẻ về thị trường loài chim này.

Kinh Nghiệm

Trại bồ câu Thọ Xuân – Chia sẻ chút kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp giảm thiểu tỷ lệ hao hụt do các yếu tố như sau :Hiện nay phần lớn bà con khi mua chim giống Non về chăn đều sảy ra hiện tượng chết ít nhiều tùy lứa tổi . Nguyên nhân chim bồ câu chết hàng loạt hay chết rải rác do một số các yếu tố sau :
- Do quá trình vận chuyển xa ( ngoài 100km ) thời tiết mưa, nắng .
- Do chim bị nhiễm bệnh sẵn hoặc di chuyển qua vùng có dịch bệnh .
- Do thức ăn và nguồn nước mới so với ở Trại đang chăn .
- Do chất lượng con giống các Trại không được tốt
-Do sử dụng thuốc không đúng chủng loại và thuốc không tốt . …vv**CÁCH HẠN CHẾ :
1/ Mua chim giống ở nơi không có dịch bệnh , nơi có kinh nghiệm chăn nuôi , khi mua con giống ở trại được hướng dẫn cụ thể về cách làm chuồng trại, cách chăm sóc cho ăn uống, phòng bệnh và tư vấn trong quá trình chăn nuôi .
Khi chim vận chuyển tránh gió mạnh hay nắng nóng, vận chuyển nhanh gọn và thoáng mát trên đường . Khi về nhà thả chim ra thì chuồng trại mới phải được sát trùng trước , sau 10-15phút thì mới cho chim ăn uống bình thường. Lưu ý cẩn thận hơn thì ta dùng nước đun sôi để nguội có cho ít muối ăn vào , hoặc dùng nước lọc trong 5-7 ngày đầu . Khi mới về chim sẽ khát nước và mệt mỏi nên dùng thuốc ĐIỆN GIẢI hoặc GLUCO-KC pha với nước ho uống trong vòng 4-6 tiếng đồng hồ . Thức ăn chia ra nhiều máng ăn với các thức ăn quen thuộc như : thóc xay qua 50% , Cám viên , hoặc Ngô sạch trong dân bán .
2/ Để phòng đi ỉa trong thời gian đầu thường mất 3-5 ngày đầu tiên : vào các buổi Sáng cho chim uống thuốc liều Trị bệnh (liều gấp đôi liều phòng ) dùng các loại kháng sinh có tác dung trị các bệnh thường gập như : thương hàn , phó thương hàn , hen khẹch , E.coli , tụ huyết trùng. pha vào nước sạch với lượng nước vừa đủ cho cả đàn chim uống trong vòng buổi Sáng . Ví dụ : gói thuốc 100g dùng cho 400kg thể trọng thì ta chỉ dùng cho <200kg thể trọng , nếu bạn có 100 con chim (50 đôi )thì 1 gói thuốc đó bạn chia làm 4 lần / 4 buổi sáng liên tục  và pha với 4-5 lít nước/ 1 buổi sáng , còn lại buổi chiều ta pha 4-5lit nước với thuốc ĐIỆN GIẢI cho chim uống .
3/ Trong thời gian đầu bạn chăn nếu để ý thấy con chim nào có biểu hiện bất thường : bỏ ăn , chậm chạp , ỉa phân xanh-trắng nhiều , gầy gò .. thì nên bắt tách riêng ra khỏi đàn để điều trị riêng  tránh lây lan hàng loạt .
4/ Định kỳ 3 ngày phun sát trùng chuồng 1 lần, hàng ngày dọn rửa máng ăn uống chuồng trại sạch sẽ .
5/ Gọi điện hỏi tư vấn những người có kinh nghiệm, chủ Trại để có cách sử lý nhanh .

Đặc diểm bồ câu pháp




  
*Họ Bồ câu:
Họ Bồ câu (danh pháp khoa học: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là Bồ câu, Cu, Cưu, gầm ghì.
Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.
* Đặc điểm sinh học
** Sinh lý
Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt (có thể thích nghi  với mọi điều kiện nhiệt độ ).
Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mãnh tạo thành lớ xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.
**  Di chuyển
Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà…
a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.
b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.
** Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu
Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.
      
*HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT CHIM BỒ CÂU TRỐNG VÀ BỒ CÂU MÁI :
Vấn đề phân biệt chim Trống và Chim mái ở chim Bồ Câu rất quan trọng trong chăn nuôi chim Bồ Câu, ta sẽ gặp 2 trường hợp khó khăn xảy ra ;
1/ Nếu bạn nuôi bị thùa chim Trống thì sẽ có hiện tượng chim đánh nhau giữa các con Trống, gây ra hiện tượng vỡ dập trứng , ngoài ra còn làm tiêu hao thức ăn cho chim đực ăn mà không có tác dụng gì .
2/Nếu thừa chim Mái thì chim đẻ ra mà không có trống sẽ bị ung do không có phôi , hoặc chim Trống khác phủ có nở ra con nhưng 1 mình chim mái nuôi không nổi gây chết chim Non .
Các nơi bán chim giống hiện nay chi có 1 số là có khả năng phân biệt chim Trống – Mái độ chuẩn từ 90-95% , con lại là không đạt sẽ gây ra thiệt hại về sản lượng , thức ăn , cung như công sức của người chăn nuôi . Để giúp bà con có thể kiểm tra xem chim nào là Trống , con nào là Mái thì Trại Sáng Tạo chỉ ra một số cách phân biệt đơn gian như sau :
1/ Nhận dạng hình thức bên ngoài : con Trống thường có thân hình to hơn , đầu và mỏ to và ngắn hơn, cồ chim Trống có nổi cườm nhiều hơn và thường phình To hơn chim Mái . và khi chim trưởng thành vào sinh sản thì chim Trống có biểu hiện Gù Gù (xòe đuôi , gật đầu , Gù , xoay vòng vòng )
2/ Nhận dạng bằng Tay : bạn dùng tay Trái cần cánh (như túm cánh Gà để chuẩn bị cắt tiết thịt )sau đó tay Phải bạn úp lòng bàn tay vào bụng con chim đưa ngón tay Trỏ hoặc ngón Giưã đến gần chỗ hậu môn của nó bạn sẽ thấy có 1 cái khe gọi là XƯƠNG CHẬU hay gọi là HÁNG . Nếu là con Trống thì nó hẹp và có cảm giác cứng , con mái thì xương mềm và rất rộng đưa lọt ngón tay trỏ thậm trí lọt cả ngón tay cái .
Kết hợp 2 cách trên cộng với kinh nghiệm kiểm tra thì ta có thể phân biệt sẽ rất chẩn có thể tới 95% .
CHÚC BÀ CON CÓ THÊM KIẾN THỨC CHĂN NUÔI CHIM BỒ CÂU BỔ ÍCH .
*ĐẶC ĐIỂM CỦA BỒ CÂU PHÁP :
Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:
Chim bồ câu Pháp ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: Trắng, đốm, xám, nâu.

Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội,Bắc Giang , Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi ~ 647gam. Lúc 6 tháng tuổi ~ 677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691- 700gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40-45 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng: 72%. Tỷ lệ nuôi sống: 85-95%.
Chim bồ câu Pháp mi- mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng
Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 38-42 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 70-80%. Tỷ lệ nuôi sống: 85-95%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Bắc Giang , Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm.  Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 500-755gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.
Chim Bồ Câu Ta cũng như chim Bồ Câu Pháp đều có chung về các đặc điểm , chúng chi khác nhau về Màu sắc , Trọng lượng , thời gian sinh trưởng . Bồ câu Pháp có nhiều đặc điểm lợi thế hơn hẳn nên đã và đang được ưa chuộng để nuôi ở các Trang Trại với số lượng lớn và theo hướng Công nghiệp .
 
Trại bồ câu pháp Thọ Xuân
Địa chỉ: Đôi 1-Xuân MInh-Thọ Xuân-Thanh Hóa
Điện Thoại: 
Email: xuandungyt@gmail.com
Trại bồ câu pháp Thọ Xuân
Địa chỉ: Đôi 1-Xuân MInh-Thọ Xuân-Thanh Hóa
Điện Thoại: 
Email: xuandungyt@gmail.com
Trại bồ câu pháp Thọ Xuân
Địa chỉ: Đôi 1-Xuân MInh-Thọ Xuân-Thanh Hóa
Điện Thoại: 
Email: xuandungyt@gmail.com